Tọa đàm “Hoa văn trang trí – bình phong Huế dưới góc nhìn đào tạo ứng dụng": Nghiên cứu vốn cổ vì nh

Nội dung sự kiện

Tọa đàm tập hợp nhiều tên tuổi lớn trong giới sáng tác và phê bình nghệ thuật, trong đó có những người con của xứ Huế. Đồng hành và cùng chia sẻ quan tâm của các họa sỹ, các nhà lý luận phê bình, là những cơ quan bảo tồn di tích, bảo tàng, doanh nghiệp, khoa mỹ thuật của một số trường đại học bạn. Từ nghiên cứu vốn cổ dân tộc đến mỹ thuật ứng dụng.

Tháng 7/2015, thông qua hợp tác giữa Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Trường ĐH Văn Lang và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam - Phân viện Huế, sinh viên khóa 19 ngành Thiết kế Đồ họa đi nghiên cứu thực tế tại Huế. Mục tiêu đầu tiên của chuyến đi đã đạt được: SV được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, ghi chép tư liệu, hệ thống hóa thông tin, phân tích và định hướng dữ liệu hoa văn trang trí thành tài liệu ứng dụng thiết kế đồ họa. ThS. Nguyễn Đắc Thái – Phó Trưởng Khoa MTCN, khi giới thiệu chương trình đào tạo và các sản phẩm của SV, đã tổng kết: “Sau chuyến đi khoảng 1.000 km, chúng tôi thu được hơn 1.000 họa tiết và gần 100 sản phẩm ứng dụng. Cùng với đó là lượng kiến thức khá đồ sộ về lịch sử vùng đất kinh kỳ. SV được tiếp xúc, làm việc với những nhà nghiên cứu chuyên môn, những người có cùng đam mê về vẻ đẹp của hoa văn vốn cổ…” Những bài ghi chép hoa văn, chép lại họa tiết bình phong và những sản phẩm ứng dụng trang trí của SV sau đó đã được trưng bày tại Trường ĐH Văn Lang vào tháng 9/2015.

toa dam binh phong hue 001

Từ các sản phẩm đồ họa SV sưu tầm và khôi phục được sau chuyến đi nghiên cứu thực địa Huế, Khoa Mỹ thuật Công nghiệp tổ chức 1 đợt triển lãm tại Trường và 1 Tọa đàm khoa học kết hợp triển lãm.

 

toa dam binh phong hue 002

Ảnh: Một phòng trưng bày bài vẽ của SV tại Tọa đàm

Tọa đàm khoa học “Hoa văn trang trí và bình phong Huế dưới góc nhìn đào tạo ứng dụng” được tổ chức 3 tháng sau triển lãm SV, mở thêm một chiều kích nữa của câu chuyện: những hoa văn trang trí và bình phong đã được SV dày công chép lại thành tư liệu thiết kế đồ họa không chỉ là sản phẩm trang trí, mà còn là biểu hiện vật chất đang dần mai một của đời sống tinh thần người Huế, của đời sống xã hội Huế - một trong những vùng đất phong dật nhất về văn hóa nghệ thuật. Người họa sỹ đặt một hoa văn trang trí lên sản phẩm mỹ thuật cũng là một quá trình tìm hiểu về sức sống văn hóa của hoa văn ấy. Ở góc cạnh sâu thẳm này, SV cần đến sự hỗ trợ, tham vấn của các chuyên gia, những nhà văn hóa, nhà lý luận phê bình, để khai mở cội rễ văn hóa, quan niệm thẫm mỹ biểu hiện qua các họa tiết trang trí mỹ thuật. Các sản phẩm của SV được chọn lọc lại để mở một không gian trưng bày vừa vặn xung quanh Tọa đàm, còn ở khu vực trung tâm là nơi trao đổi về văn hóa, nghệ thuật trang trí, nghệ thuật bình phong Huế. Cũng có thể hiểu là sản phẩm mỹ thuật ứng dụng của SV xuất phát từ một trung tâm mãnh liệt và phong phú hơn rất nhiều, nơi những quan niệm văn hóa, nghệ thuật đang ẩn hiện trong đời sống.

toa dam binh phong hue 003

Các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng hoa văn trang trí Huế được trưng bày tại không gian của buổi Tọa đàm

toa dam binh phong hue 003
toa dam binh phong hue 003
toa dam binh phong hue 003

Từ hoa văn, bình phong Huế đến hoa văn đình chùa Nam bộ
TS. Mã Thanh Cao – nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM, hiện tham gia giảng dạy tại khoa Mỹ thuật Công nghiệp trường ĐH Văn Lang, và ThS.HS. Phan Quân Dũng – Trưởng Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Trường ĐH Văn Lang là “người dẫn chuyện” của Tọa đàm. Trong một không gian vừa đủ ấm cúng, các họa sỹ, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động bảo tồn di tích, doanh nghiệp… đã cùng trao đổi các vấn đề về hoa văn và đặc biệt về bình phong Huế. Ngoài ra, nhiều bài tham luận khác đã gửi về Tọa đàm, khai thác nhiều hướng nghiên cứu di sản bình phong Huế và lịch sử văn hóa Huế.

toa dam binh phong hue 007

Gần 80 nhà nghiên cứu, họa sỹ, doanh nghiệp, giảng viên, cơ quan truyền thông và 81 SV Trường ĐH Văn Lang tham dự Tọa đàm. Ảnh: TS. Mã Thanh Cao - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM giới thiệu mục tiêu của Tọa đàm.

 Bình phong là dấn ấn của văn hóa Huế, phổ biến từ nhiều dạng bình phong đến cổng ngõ, hàng rào, thành xây trong hầu hết kiến trúc phủ đệ của quý tộc, tư thất của quan lại, lẫn những nhà cửa của giới thượng lưu, và còn lan tỏa đến kiến trúc dân dã. TS. Nguyễn Hữu Thông (Nguyên Viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế) cho rằng: Trong mắt tôi, đó là một cách ứng phó theo dạng cách ly, vừa thể hiện sự “kín cổng cao tường” để bảo vệ nếp nhà, đẳng cấp và thân phận xã hội, đồng thời cũng là biện pháp giấu kín một thực tế thiếu đồng bộ trong cuộc sống thường nhật. PGS.TS. Hoàng Dũng (Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM) góp ý: có thể bình phong thể hiện sự ứng phó cách ly, nhưng nếu hiểu bình phong trong quan niệm của người Huế như một biểu hiện của giấc mơ hoạn lộ - một tâm thức trải rộng từ tầng lớp quý tộc đến bình dân – thì sẽ giải quyết được nhiều mặt của vấn đề hơn. Bài nghiên cứu “Bình phong trong chức năng hương hỏa của đại gia đình Huế” của TS. Trần Đình Hằng (Viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế) lại đặt bình phong trong câu chuyện hương hỏa, và rộng hơn là câu chuyện văn hóa dòng tộc – một đặc trưng của đời sống xã hội Huế, để từ đó khảo sát bình phong trong kiến trúc nhà vườn truyền thống trên nhiều phương diện, từ kiến trúc mỹ thuật tới phong thủy, quan niệm nhân sinh. 

toa dam binh phong hue 008

Thầy trò ngành Thiết kế Đồ họa Trường ĐH Văn Lang tỉ mỉ nghiên cứu và lấp rập những hoa văn họa tiết cổ còn lưu lại trên đất kinh kỳ.

Thông tin sự kiện

  • Địa điểm : Hội trường Trịnh Công Sơn
  • Ngày bắt đầu: 14:00 21/01/2020
  • Vé còn : 200/200